Thần Lương Hằng Ngày

PVLC Tuần Thứ Nhất Mùa Chay Năm B

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,

Để cử hành toàn bộ Mầu Nhiệm Chúa Kitô, Giáo Hội đã dẫn cộng đồng đức tin con cái của mình qua những Mùa Phụng Vụ.

Có thể chia Phụng Niên thành 2 phần, mỗi phần lại chia ra thành 3 Đoạn Mùa Phụng Vụ, như sau:

Phần Phụng Niên thứ nhất bao gồm 3 Đoạn Mùa Phụng Vụ là Mùa VọngMùa Giáng Sinh và Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh; và

Phần Phụng Niên thứ hai cũng bao gồm 3 Đoạn Mùa Phụng Vụ là Mùa Chay mà tột đỉnh là Tuần Thánh, Mùa Phục Sinh và Mùa Thường Niên hậu Phục Sinh.

Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh thuộc phần Phụng Niên thứ nhất và Mùa Chay mở màn cho phần Phụng Niên thứ hai bao giờ cũng chập vào nhau ở 1 tuần nào đó.

Thật vậy, Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh dài nhất là 9 tuần và ngắn nhất là 5 tuần lễ, và tùy theo từng năm, Mùa Chay sẽ rơi vào 1 trong 5 tuần từ tuần 5 đến tuần 9 này.

Như Năm 2024 này, Mùa Chay bắt đầu từ Thứ 4 Lễ Tro trong Tuần 6 Thường Niên; bởi Mùa Chay chỉ có 40 ngày, và phải được kết thúc vào Chúa Nhật Lễ Lá mở đầu Tuần Thánh,

do đó nên phải được tính từ Thứ Tư Lễ Tro ở 1 trong 5 tuần của Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh.

PVLC được Giáo Hội soạn dọn cho Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay Năm B này, đặc biệt là bài Phúc Âm của Thánh ký Marco,

hoàn toàn khác hẳn với Phúc Âm của Thánh ký Mathêu cho Năm A và Phúc Âm của Thánh ký Luca cho Năm C.

Nội dung của bài Phúc Âm của Thánh ký Marco cho Chúa Nhật 1 Mùa Chay, đặc biệt ở phần đầu, cho thấy hình ảnh về một Miền Đất Hứa Hoang Địa.

Có thể nói Sống Mùa Chay là Sống trong hoang địa hay sa mạc, nơi tiêu biểu cho đức tin tràn đầy sự sống thần linh, 

và vì thế cũng chỉ ở đó chúng ta mới có "sự sống và là sự sống viên mãn" (Gioan 10:10) như Miền Đất Hứa chảy sữa ân sủng và mật yêu thương, đúng như cảm nhận của ĐTC Phanxicô 

trong Sứ Điệp Mùa Chay 2024: "Mùa Chay là thời gian ân sủng, trong đó sa mạc một lần nữa trở thành - như ngôn sứ Hosea đã loan báo - nơi của tình yêu ban đầu (x. Os 2,16-17)."

Với tâm tình cử hành Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô, bằng cách sống đức tin như một Miền Đất Hứa Hoang Địa,

chúng ta cùng nhau cử hành PVLC Tuần 1 Mùa Chay ở những đường kết nối tùy nghi sau đây:

bé tĩnh


Tuần 1

 (Xin bấm vào "Tuần 1 trên đây để đọc PVLC kém theo bài chia sẻ và hạnh thánh trong tuần)

Chúa Nhật

Miền Đất Hứa hoang địa: https://youtube.com/live/5bDS7uRyaCE (livestream)

DTCPhanxicoHuanTuTruyenTinCN1MC-B.mp3

MC.CN1-B.mp3 / 

https://youtu.be/g7GJVrBDIGY / 

https://youtu.be/i-B30WnqXVw (TV Show)

MC.Tuan.1-2.mp3

MC.Tuan.1-3.mp3

MC.Tuan1-4.mp3

LeThanhPheroDamiano.mp3 / 

ThanhPheroDamiano.mp3 / (21/2 - Thứ Tư)

MC.Tuan.1-5.mp3

 LeKinhNgaiToaThanhPhero.mp3 / NgaiToaThanhPhero.mp3 / 

https://youtu.be/1k8lrG4t3tU (22/2 - Thứ Năm)

MC.Tuan1-6.mp3

ThanhPolycarpoGMTD.mp3 / 

https://youtu.be/qZjZv4TQQxs (23/2 - Thứ Sáu)

MC.Tuan.1-7.mp3


Suy Nghiệm Lời Chúa

Phụng vụ lời Chúa cho Chúa Nhật I Mùa Chay hôm nay, nhất là bài Phúc Âm, cho cả 3 chu kỳ A-B-C, đều liên quan đến sự kiện Chúa Giêsu chay tịnh 40 đêm ngày trong hoang địa và chịu cám dỗ. Chúa Nhật thứ hai của Mùa Chay cũng thế, bao giờ cũng là bài Phúc Âm về sự kiện Chúa Giêsu biến hình trên núi cao.   

Giáo Hội cố ý chọn đọc 2 Phúc Âm cho Chúa Nhật thứ 2 của 2 tuần đầu Mùa Chay như thế là để hướng con cái mình về chính cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô, một cuộc Vượt Qua bao gồm 2 chiều kích: khổ nạn (được ám chỉ nơi biến cố chay tịnh) và phục sinh (được tiêu biểu nơi biến cố biến hình). 

Riêng bài phúc âm của Thánh ký Marcô cho chu kỳ Năm B Chúa Nhật I Mùa Chay hôm nay khác hẳn với 2 bài phúc âm của Thánh ký Mathêu cho Năm A cũng như của Thánh ký Luca cho Năm C. Ở chỗ, bài phúc âm của Thánh ký Marco rất vắn gọn: 1- không hề thuật lại đầy đủ tiến trình về các chước cám dỗ của Satan; 2- có thêm một câu rất đặc biệt không có trong 2 phúc âm kia, đó là câu: “sống chung với dã thú và các Thiên Thần hầu hạ Người”; 3- và còn có thêm cả Lời Rao Giảng Tiên Khởi Chúa Giêsu tuyên bố về toàn bộ mạc khải cứu độ và đức tin cứu độ: “Thời giờ đã mãn và Nước Thiên Chúa đã gần đến; anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng”.

Bài phúc âm của Thánh ký Marco cho chu kỳ Năm B Chúa Nhật I Mùa Chay hôm nay bao gồm 2 phần: phần đầu về sự kiện "Thánh Thần thúc đẩy Chúa Giêsu vào hoang địa và Người ở đó suốt 40 đêm ngày...", và phần hai về sự kiện như nói lên mục đích của việc Người dọn mình, bao gồm cả hồn lẫn xác của Người, bằng việc chịu phép rửa liên quan đến linh hồn và việc chay tịnh liên quan đến thân xác của Người: "Chúa Giêsu sang Xứ Galilêa, rao giảng Tin Mừng của nước Thiên Chúa...". 

Ở phần đầu, Thánh ký Marcô diễn tả một cảnh tượng chưa từng thấy về Chúa Giêsu trong hoang địa, không có trong 2 phúc âm thuộc bộ Phúc Âm Nhất Lãm kia, đó là cảnh tượng bao gồm đủ mọi sự - cả ma quỉ dưới hỏa ngục, lẫn thú vật trên mặt đất và thiên thần trên trời cao: Người "chịu Satan cám dỗ, sống chung với dã thú và được các Thiên Thần đến hầu hạ".  

Trước hết, "Satan" đây chính là "con khủng long, con cựu xà , tức là ma quỉ hay Satan, tên cám dỗ cả thế gian" (Khải Huyền 12:9), sở dĩ hắn có mặt trong hoang địa với Chúa Giêsu là vì hắn muốn khám phá ra sự thật về Người, xem Người có thật sự là "Con Thiên Chúa" (xem Mathêu 4:3,6; Luca 4:3,9) hay chăng, vì hắn là "con khủng long đứng trước người nữ sắp sinh con để chờ nuốt con của bà khi bé được sinh ra" (Khải Huyền 12: 4).  

Sự kiện Người "chịu Satan cám dỗ" đây ám chỉ vương quốc của hắn sắp bị Người tàn phá: "Con Thiên Chúa đã tỏ mình ra chính là để phá hủy công việc của ma quỉ" (1Gioan 3:8), nhờ đó lời hứa ban đầu của Thiên Chúa trong vườn địa đường sau nguyên tội được ứng nghiệm: "Người sẽ đạp nát đầu ngươi khi ngươi rình cắn gót chân của Người" (Khởi Nguyên 3:15). 

Sau nữa, "dã thú" đây là tiêu biểu đại diện cho "toàn thể thú vật trên mặt đất" được nói đến trong bài đọc 1 (Khởi Nguyên 9:8-15), một loài thú vật tuy thấp hơn loài người về bản tính, nhưng hoàn toàn lệ thuộc vào loài người, ở chỗ, trong lụt đại hồng thủy, chúng bị tiêu diệt như loài người nhưng cũng được cứu với loài người và nhận lãnh giao ước của Thiên Chúa với loài người (xem Khởi Nguyên 8:12).  

Sự kiện Người "sống chung với dã thú" đây ám chỉ cuộc khổ giá của Người, một cuộc khổ giá gây ra bởi những con người "lòng lang dạ thú" sống mù quáng theo bản năng tự nhiên ác độc của họ. 

Sau hết, "thiên thần" đây là loài thần thiêng trên trời, có bản tính tốt lành hơn loài người, một bản tính loài người đã được Con Thiên Chúa hóa thành nhục thể mặc lấy, nhưng vì bản tính loài người đã được ngôi hiệp với thần tính của Người mà Chúa Kitô vẫn trổi vượt hơn loài thần thiêng trên trời, nên mới được "các thiên thần đến hầu hạ".  

Sự kiện Người "được các thiên thần đến hầu hạ" đây ám chỉ về biến cố Phục Sinh của Người sau này, ở chỗ sau khi Người phục sinh ra khỏi mồ, các thiên thần đã đến canh giữ mồ thánh là nơi Thánh Thể của Người được an táng (xem Marco 16:5-7; Luca 24:4-7), và vì thế ở bài đọc 2 (1Phêrô 3:18-22) Tông Đồ Phêrô cũng đã xác tín rằng: "Các thiên thần, các quyền thần và các đạo binh suy phục Người" (1Phêrô 3:22).  

Phần đầu của Bài Phúc Âm cho Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Chay Năm B hôm nay, chi tiết "Chúa Giêsu vào hoang địa và Người ở đó suốt bốn mươi đêm ngày, chịu Satan cám dỗ, sống chung với dã thú và các Thiên Thần hầu hạ Người", cho thấy chẳng những tổng thể tạo vật từ hỏa ngục, đến trái đất và thiên đường, và cả mầu nhiệm vượt qua (từ khổ nạn tới phục sinh) của Chúa Kitô, như đã suy diễn trên đây, mà còn khiến người viết liên tưởng đến Vườn Địa Đường ngay từ thuở ban đầu, cả trước lẫn sau nguyên tội.  

Bởi vì, bấy giờ, trong vườn Địa Đường cũng có rắn quỉ cám dỗ nữ nguyên tổ Eva thế nào (xem Khởi Nguyên 3:1-5) thì ở "hoang địa" Chúa Giêsu cũng "chịu Satan cám dỗ" như vậy. Ở Vườn Địa Đường nguyên tổ Adong sống giữa loài thú thế nào (xem Khởi Nguyên 2:18-20), thì ở "hoang địa" Chúa Giêsu cũng "sống chung với dã thú" như thế. Ở Vườn Địa Đường, sau nguyên tội hai nguyên tổ đã bị Thiên Chúa đuổi ra khỏi vườn này và đặt thiên thần canh giữ vườn thế nào (xem Khởi Nguyên 3:23-24), thì ở "hoang địa", sau khi thắng các chước cám dỗ của Satan, Chúa Giêsu cũng được "các Thiên Thần hầu hạ Người".   

Tóm lại, ở phần đầu của bài Phúc Âm, căn cứ vào câu diễn tả rất xúc tích của Thánh ký Marco, người viết thấy được các hình ảnh về một Nhân Vật Lịch Sử Giêsu Nazarét và về sa mạc hay hoang địa như sau:

1- Nhân Vật Lịch Sử Giêsu Nazarét là Tân Adong trong Vườn Địa Đường, nơi Adong nguyên tổ sống với muông thú và đã đặt tên cho chúng (STK 2:19-20), cũng là nơi có "con cựu xà được gọi là ma quỉ hay Satan, tên cám dỗ tất cả và thế gian" (KH 12:9), trước hết và trên hết là cám dỗ 2 nguyên tổ loài người, và vì 2 vị sa ngã phạm tội nên cũng có cả Thiên thần canh vườn (STK 3:24).

2- Nhân Vật Lịch Sử Giêsu Nazarét là Đấng Khổ Nạn trong Vườn Cây Dầu vào Đêm Thứ Năm Tuần Thánh, nơi cũng có Satan, nơi người môn đệ nội công Giuđa Íchca bị Satan nhập (Gioan 13:27; Luca 22:3) đi bán Thày cho thẩm quyền Do Thái giáo ở Giêrusalem và dẫn đám thuộc hạ của Hội Đồng Đầu Mục Do Thái này đến bắt Ngài, nơi có cả dã thú nơi thành phần thuộc hạ hành động như thể không có lương tri, khi cứ xông đến bắt giải Ngài đi cho dù Ngài đã làm cho họ ngã xuống đất và lôi Ngài đi như một tên tội phạm ghê gớm (Gioan 18:6), và còn là nơi Thiên Thần đã đến an ủi Ngài khi Ngài buồn đến chết, đến đổ mồ hôi máu nhỏ xuống đất (Lc. 22:43-44).

3- Nhân Vật Lịch Sử Nazarét là Đấng Phục Sinh để qui tụ và canh tân lại tất cả mọi sự (xem Ephêsô 1:10) bằng cuộc phục sinh của Ngài, bởi vì: "Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người.Quả thế, muôn loài đã lâm vào cảnh hư ảo, không phải vì chúng muốn, nhưng là vì Thiên Chúa bắt chịu vậy; tuy nhiên, vẫn còn niềm trông cậylà có ngày cũng sẽ được giải thoát, không phải lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang." (Roma 8:19-21). Thật vậy, nơi biến cố Phục Sinh của Chúa Kitô cũng bao gồm cả Satan, dã thú và Thiên Thần. Tuy nhiên, chỉ có "Thiên thần" là được đề cập đến thôi (Mt. 28:1-7), còn "Satan" thì dấu mặt ẩn mình nơi mưu đồ gian trá lừa đảo của Hội Đồng Đầu Mục Do Thái xui đám lính canh tuyên truyền sai trái về sự kiện phục sinh của Chúa Kitô (Mt. 28:11-15), và "dã thú" được đại diện cho "muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người".

4- Nhân Vật Lịch Sử Giêsu Nazarét là Vua cả trên trời (tiêu biểu nơi vị thiên thần) dưới đất (tiêu biểu nơi loài dã thú) lẫn trong hỏa ngục (tiêu biểu nơi tên Satan):"Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: 'Đức Giê-su Ki-tô là Chúa'." (Philiphê 2:9-10).

Hiìh ảnh thứ 2 trong phần đầu của Bài Phúc Âm cho Chúa Nhật I Mùa Chay Năm B là "Hoang địa (hay) sa mạc", nơi được "Thánh Thần thúc đẩy Chúa Giêsu vào và Người ở đó suốt bốn mươi đêm ngày, chịu Satan cám dỗ, sống chung với dã thú và các Thiên Thần hầu hạ Người" nhưng quả thực nhờ đó mà nó lại trở thành một Miền Đất Hứa! Tại sao?

Xin thưa, tại vì sa mạc hay hoang địa là nơi Thiên Chúa tỏ mình ra, như cho riêng Mose ở bụi gai bốc cháy mà không bị thiêu rụi (XH 3:1-6), hay cho chung Dân Do Thái, đặc biệt là ở Núi Sinai, với các hiện tượng huy hoàng lẫn kinh hoàng, kèm theo 2 bia đá lề luật Ngài ban cho họ qua trung gian Mose (XH 24:12), và cũng chỉ ở trong hoang địa sa mạc, thành phần dân được Ngài tuyển chọn và giải thoát khỏi Ai Cập lại được Ngài nuôi dưỡng bằng bánh bởi trời ban sáng và thịt chim trời ban chiều (XH 16:4-8) kèm theo nước uống chảy ra từ tảng đá (XH 17:1-7), cho đến khi họ vào được Đất Hứa, nơi họ bắt đầu ăn thổ sản do chính con người trồng, và từ từ đã trở nên tự lập cùng tự trị thì họ lại bắt đầu dở chứng quay ra bỏ Chúa, đến độ Ngài đã đầy họ (dân thuộc vương quốc Israel) sang Mesopotamia và (dân thuộc vương quốc Giuđa) sang Babylon, cả 2 danh địa này đều ở Iraq hiện nay.

Tuy dân Chúa liên lỉ bất trung và phản bội Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất của mình, nhưng Ngài lại "không thể nào chối bỏ chính mình Ngài" (2Timôthêu 2:13), bởi thế, chính Ngài, qua miệng tiên tri Hosea, đã cứ vẫn theo đuổi họ là người vợ ngoại tình với các tà thần của dân ngoại cũng như với các ngẫu tượng của họ, bất trung phản bội tình yêu nhưng không và toàn thiện của Ngài đối với thân phận vô cùng bất xứng của họ, bằng cách lôi kéo họ: "Ta sẽ quyến rũ nó, đưa nó vào sa mạc, để cùng nó thổ lộ tâm tình." (Hosea 2:16). Ở đây "sa mạc", nhờ tình yêu thủy chung của Thiên Chúa mà Ngài "mở một con đường giữa sa mạc, khơi những dòng sông tại vùng đất khô cằn. Loài dã thú, chó rừng và đà điểu, đều sẽ tôn vinh Ta; vì Ta cho nước chảy ngay giữa sa mạc, khơi những dòng sông tại vùng đất khô cằn, cho dân Ta tuyển chọn được giải khát." (Isaia 43:19-20)

Phần hai của bài Phúc Âm liên quan đến sự kiện "Chúa Giêsu sang Xứ Galilêa, rao giảng Tin Mừng về nước Thiên Chúa..." cho thấy lời Thiên Chúa phán trong bài đọc 1 về "dấu chỉ giao ước giữa Ta với trái đất", đó là "một ứng cái cầu vồng trên trời", một dấu chỉ cứu độ và hy vọng, đã được  nghiệm nơi bản thân Chúa Giêsu, "Đấng công chính thay cho kẻ bất công" (Bài đọc 2), cũng như nơi "Tin Mừng về Nước Thiên Chúa" là những gì được Người, như bài đọc 2 cho thấy, "đã đến rao giảng cho những tâm hồn bị giam cầm, cho những kẻ xưa kia có lúc không tin". Cầu vồng hy vọng cứu độ này đã hiện thực nơi mầu nhiệm vượt qua của Chúa Kitô, một mầu nhiệm vượt qua được tiên báo ngay tại sự kiện "Chúa Giêsu vào hoang địa và Người ở đó suốt bốn mươi đêm ngày, chịu Satan cám dỗ, sống chung với dã thú và các Thiên Thần hầu hạ Người". 

Ý nghĩa chung Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay liên quan đến phép rửa và bài Phúc Âm liên quan đến chay tịnh và chịu cám dỗ. Thật vậy, sau khi lãnh nhận phép rửa Chúa Kitô vào hoang địa để sống chay tịnh, một sự kiện xẩy ra trước khi Người chính thức bắt đầu thi hành thừa tác vụ thiên sai cứu thế của mìnhTiến trình phép rửa, chay tịnh và sứ vụ này là một tiến trình bất khả thiếu liên quan trực tiếp đến chính bản thân của Chúa Kitô, và gián tiếp tới phần rỗi của nhân loại, nhờ việc nhận biết Ngài quả thực là Đấng Thiên Sai Cứu Thế.  

Chúa Giêsu quả thực đã lãnh nhận phép rửa thống hối của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, cho dù Người vô tội, rồi sau đó để sống phép rửa, nghĩa là để tỏ lòng thống hối thực sự theo đúng ý nghĩa của phép rửa Người lãnh nhận, việc tỏ lòng thống hối thay cho loài người tội lỗi, vì Người là “Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian”, như được Phúc Âm của Thánh ký Gioan ghi nhận ở đoạn 1, Người đã phải thực hiện thêm một hành động nữa liên quan thân xác, đó là chay tịnh, và thành quả cho thấy, nhờ chay tịnh mà Người, qua thân xác của mình, đã thắng được mọi chước cám dỗ của ma quỉ, một tác nhân làm chủ thế gian sau nguyên tội, nhờ đó giải thoát con người khỏi tội lỗi và sự chết, bằng chính nhân tính của Người nói chung và thân xác của Người nói riêng, trong Mầu Nhiệm Vượt Qua sau này.    

Kitô hữu, được thông phần vào cuộc vượt qua của Chúa Kitô khi họ lãnh nhận Phép Rửa. Họ thực sự đã chết đi cho tội lỗi và được tái sinh vào sự sống thần linh của Chúa Kitô và với Chúa Kitô. Do đó, họ cần phải sống phép rửa có tính cách vượt qua này, một phép rửa chẳng những làm cho họ đã vượt qua sự chết mà còn vào sự sống nữa. Bằng cách làm chủ bản thân mình, đừng để nó trở thành một thứ vệ đường hờ hững với hạt giống đức tin cứu độ, hay một thứ sỏi đá nông cạn hoặc một thứ bụi rậm bất ổn, hoàn toàn bất lợi cho sự phát triển cả thể của hạt giống cứu độ, một hạt giống cứu độ chẳng những bản thân họ mà còn chung nhân loại tội lỗi nữa, một khi họ trở thành một mảnh đất tốt, với tất cả tấm lòng khao khát thần linh, cởi mở lắng nghe thần linh và mau mắn đắp ứng thần linh, nhờ đó, hạt giống thần linh sinh hoa kết trái gấp 30, 60 hay 100 tùy theo ơn gọi và đáp ứng của họ, và cũng nhờ đó, chim trời là các linh hồn đến làm tổ cứu độ nơi họ (xem Mathêu đoạn 13 về dụ ngôn người gieo hạt giống và dụ ngôn hạt cải). 

Đó là tâm tình và nguyện ước của chính Thánh Vịnh gia trong Bài Đáp Ca hôm nay: 

1) Lạy Chúa, xin chỉ cho con đường đi của Chúa; xin dạy bảo con về lối bước của Ngài. Xin hướng dẫn con trong chân lý và dạy bảo con, vì Chúa là Thiên Chúa cứu độ con.

2) Lạy Chúa, xin hãy nhớ lòng thương xót của Ngài, lòng thương xót tự muôn đời vẫn có. Xin hãy nhớ con theo lòng thương xót của Ngài, vì lòng nhân hậu của Ngài, thân lạy Chúa.

3) Chúa nhân hậu và công minh, vì thế Ngài sẽ dạy cho tội nhân hay đường lối. Ngài hướng dẫn kẻ khiêm cung trong đức công minh, dạy bảo người khiêm cung đường lối của Ngài.